Viết CV thế nào khi chưa có kinh nghiệm gì hết

Bạn cũng có thể tìm kiếm trên google các kỹ năng, phẩm chất cần thiết cho công việc bạn đang quan tâm để biết được bạn cần phải rèn luyện, học hỏi thêm

Bạn có thể thể hiện kiến thức chuyên môn có liên quan đến công việc mà bạn đã học hoặc bạn đã tham gia một khóa đào tạo thêm. Khoảng thời gian thực tập, khóa luận tốt nghiệp/ nghiên cứu khoa học hoặc những công việc tình nguyện… bạn cũng có thể đề cập vào CV. Ghi nhớ là bạn nên nêu bật thêm phần thành tích, sự đạt được của bạn khi tham gia các chương trình, công việc đó và đặc biệt nhấn mạnh những kỹ năng đạt được có liên quan đến công việc ứng tuyển, như vậy CV của bạn sẽ nổi bật hơn.

1. Thể hiện bạn là người có kiến thức và sự hiểu biết về chuyên ngành

Bạn không có kinh nghiệm nhưng bạn thể hiện ở CV là bạn có kiến thức về chuyên ngành mà kiến thức này rất cần thiết cho công việc bạn ứng tuyển thì chắc chắn bạn cũng sẽ rất ấn tượng. Bạn phải học và chủ động tìm hiểu khi đang học ở trường đại học và trước khi chuẩn bị xin việc. Bạn có điểm môn chuyên ngành được điểm cao bạn có thể liệt kê ở CV. Nhưng nếu không liên quan đến vị trí ứng tuyển thì không nên đề cập vào CV.

Ví dụ:

– Nắm vững điều khoản Incorterm 2010, chứng từ hàng hóa xuất nhập khẩu

– Thành thạo nghiệp vụ vận tải và thanh toán quốc tế

– Đạt điểm tổng kết môn thanh toán quốc tế là: 8.0

Bạn thể hiện khả năng Tiếng Anh với việc đạt được chứng chỉ TOEIC, IELTs với điểm số tốt…Ví dụ:

– Đạt chứng chỉ TOEIC: 800 điểm do IIG chứng nhận

2. Nêu lên khóa thực tập bạn đã tham gia

Nếu bạn bạn đã tham gia khóa thực tập ngắn hạn ở công ty nào đó thì cố gắng tận dụng khoảng thời gian đó để học hỏi từ mọi người trong công ty và từ chính bản thân bạn bằng việc tìm hiểu công việc đó.

Những khóa thực tập bạn đã tham gia sẽ là điểm cộng cho bạn
Những khóa thực tập bạn đã tham gia sẽ là điểm cộng cho bạn
Ví dụ bạn có thể viết ở CV mô tả công việc bạn thực tập như sau:

Thực tập tại phòng xuất nhập khẩu ở công ty XYZ

– Tìm hiểu về quy trình nghiệp vụ xuất, nhập khẩu hàng hóa

– Học cách thức tìm kiếm, đánh giá nhà cung cấp

– Thực hành tìm nguồn cung cấp hàng hóa

– Tìm hiểu các hợp đồng ngoại thương và đàm phán về hợp đồng.

3. Đề tài khóa luận hay nghiên cứu khoa học

Ví dụ:

Đề tài nghiên cứu khoa học: Hệ thống cống xả ở sông Sài Gòn

– Nghiên cứu về kỹ thuật xây lắp cống thủy lợi

– Thiết kế bản vẽ cho công trình

Kết quả: đạt giải nhì

4. Đạt học bổng các kỳ học ở trường

Ví dụ phần giải thưởng hoặc phần trình độ học vấn bạn có thể để cập như sau:

– Học bổng cho sinh viên đạt điểm tổng kết cao các năm học 2011-2012 và 2013- 2014.

5. Tham gia công việc tình nguyện

Bạn tham gia công việc tình nguyện, mặc dù không liên quan đến kinh nghiệm chuyên môn cho công việc bạn ứng tuyển nhưng bạn hãy chỉ ra những điều bạn đã cống hiến cho tổ chức xã hội nơi bạn tham gia và sự đạt được của cá nhân bạn mà cần thiết và phù hợp với yêu cầu công việc bạn ứng tuyển.

Ví dụ:

Cộng tác viên, tình nguyện viên ở câu lạc bộ trẻ em khuyết tât YD

– Lên kế hoạch cho những bài giảng, lập form đăng ký và gửi tới tình nguyện viên

– Giảng dạy trực tiếp tại lớp học

– Lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động cho các em trong dịp Trung Thu, sinh nhật…

Thành tích:

– Giúp các em biết đọc, biết viết và làm toán đơn giản

– Tăng khả năng truyền đạt và giao tiếp

– Khả năng tổ chức chương trình, sự kiện

6. Nhấn mạnh kỹ năng mềm của bạn

Kỹ năng mềm luôn là điều cần thiết với bất kỳ ứng viên nào muốn có một công việc mơ ước. Có được điều này thì chắc chắn bạn phải tự rèn luyện, tự tạo cơ hội cho mình bằng việc tham gia các hoạt động, các dự án trong trường và ở ngoài trường.

Bạn có thể đọc mô tả công việc, yêu cầu công việc ở tin tuyển dụng để lập ra các kỹ năng cần thiết cho công việc đó, có những từ ngữ chuyên môn chưa hiểu ở bản mô tả thì bạn nên tìm hiểu qua sách vở hay qua báo mạng.

Có những quảng cáo tuyển dụng ngắn gọn, chưa nêu hết những yêu cầu mà người tuyển dụng mong muốn thì bạn có thể tham khảo thêm các tin tuyển dụng của vị trí đó ở các công ty khác.

Sau khi lập ra thì đến bước bạn xem bạn đã có những phẩm chất nào vượt trội cần cho công việc bạn ứng tuyển, hãy điền ngay vào CV của mình. Việc tìm hiểu kỹ qua nhiều tin tuyển dụng khác nhau như thế sẽ giúp bạn biết được công việc cần điều gì ở bạn để sau đó bạn viết vào CV và điều đó có thể làm CV bạn khác biệt với những ứng viên khác khi mà những người đó chỉ dựa vào tin tuyển dụng của công ty ứng tuyển, và CV có thể bị trùng lặp.

Bạn cũng có thể tìm kiếm trên google các kỹ năng, phẩm chất cần thiết cho công việc bạn đang quan tâm để biết được bạn cần phải rèn luyện, học hỏi thêm kỹ năng gì, từ đó bổ sung vào CV của mình.

7. Chăm chỉ đọc tin tức, sách báo về lĩnh vực bạn ứng tuyển

Hãy thể hiện bạn là người đam mê và mong muốn làm vị trí công việc ứng tuyển bằng việc thể hiện bạn yêu thích đọc sách, tin tức về lĩnh vực đó. Nếu như bạn học ngành học khác với vị trí bạn ứng tuyển thì bạn càng nên thể hiện điều này. Ngoài ra, trước khi ứng tuyển bạn cũng nên vào website của công ty bạn ứng tuyển để tìm hiểu về công ty, vị trí. Đó cũng là điều rất hấp dẫn và gây thiện cảm đối với người tuyển dụng.

Ví dụ: Bạn học Kế toán nhưng lại yêu thích làm công việc Marketing thì bạn có thể hiện ở mục sở thích của bạn như sau:

– Đọc cuốn sách: Chiến lược Marketing…của tác giả….

– Đọc các bài báo về lĩnh vực Marketing ở các trang web như: …

Nếu bạn chưa cảm thấy thật sự tự tin để có một công việc chính thức sau khi ra trường. Bạn có thể tham gia khóa học thêm, nộp đơn xin việc cho những vị trí thực tập liên quan đến công việc bạn muốn làm sau đó. Trong khoảng thời gian này cố gắng tích lũy kiến thức, học hỏi từ chính bản thân và mọi người để chuẩn bị một nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc sẵn sàng cho một công việc chính thức nhé.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *