Điều nên tránh khi tân cử nhân tìm việc

Bước chân ra khỏi giảng đường đại học, bắt đầu hành trình xin việc, mọi thứ không đơn giản như bạn nghĩ. Công việc đúng chuyên ngành thì cạnh tranh cao hoặc

Bảng điểm đẹp cùng tấm bằng sáng giá bạn luôn tự tin rằng có những thứ đó thì đương nhiên mình “biết tuốt”. Điều này nhiều khi dẫn đến thái độ tự tin quá đà mà quên mất rằng lý thuyết chỉ mãi là lý thuyết nếu bạn không vận dụng nó vào thực tế.

1. Không bỏ qua giai đoạn thực tập

Thông thường, sinh viên năm cuối sẽ có kỳ thực tập nhưng dường như các bạn đang xem nhẹ, hờ hợt với việc thực tập và chỉ làm cho có hình thức. Chính vì lý do này mà các bạn đã bỏ qua cơ hội học việc, áp dụng những điều đã học vào công việc của mình. Bởi vậy, các bạn cần đánh giá đúng tầm quan trọng, sự cần thiết của việc thực tập. Đây được xem là cầu nối giữa việc lựa chọn nghề nghiệp và trải nghiệm việc làm trong môi trường thực tế.
Sinh viên có thể chủ động liên hệ với các công ty hoặc bộ phận nhân sự của công ty nơi mình cảm thấy phù hợp để xin thực tập tại đó. Và các bạn nên có kế hoạch trước khi đến công ty thực tập để quan sát, học hỏi những người có kinh nghiệm trong nghề cũng như nắm rõ đặc điểm của môi trường làm việc. Tất cả những điều này đều sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình xin việc.

2. Không lo lắng thái quá

Thực trạng hiện nay là rất nhiều cử nhân ra trường nhưng vẫn đối mặt với nguy cơ thất nghiệp. Có lẽ vì thế mà ngay khi bước chân vào giảng đường đại học, chưa kịp tận hưởng không khí sinh viên với những ngày tháng học tập bên bạn bè, những hoạt động ngoại khóa thú vị,…bạn lại luôn để mình trong tâm trạng lo lắng, với câu hỏi: “Liệu ra trường có xin được việc không?”
Nhưng sự thật là không phải cứ lo lắng là giải quyết được vấn đề, điều quan trọng là bạn hành động thế nào. Thay vì suốt ngày nghĩ ngợi, hoang mang, hãy tự nâng cao kiến thức của bản thân, trau dồi các kỹ năng mềm…Những điều này sẽ có ích hơn rất nhiều trong quá trình xin việc trong tương lai, điều bạn cần làm lúc này là hãy học tập, rèn luyện hết sức mình ngày hôm nay.

3. Không sợ thất bại

Bước chân ra khỏi giảng đường đại học, bắt đầu hành trình xin việc, mọi thứ không đơn giản như bạn nghĩ. Công việc đúng chuyên ngành thì cạnh tranh cao hoặc mức lương không phù hợp. Thu nhập ổn định một chút thì lại trái ngành trái nghề. Và quan trọng là bạn có thể sẽ gặp thất bại trong công cuộc đầu tiên của mình. Nguyên nhân của việc này có thể đến từ bạn, từ sếp, từ môi trường xung quanh…Nhưng cũng đừng quá buồn và thất vọng nếu điều đó xảy ra, cái gì cũng có 2 mặt của nó.
Sau thất bại, điều bạn có được ít nhất có thể giải đáp cho bạn lý do mình không được chọn. Vì sao bạn chưa hòa hợp được với đồng nghiệp? Vì sao bạn cố gắng làm rất nhiều nhưng không nhận được sự công nhận của cấp trên? Và chắc chắn lần thất bại này sẽ cho bạn những bài học, những trải nghiệm thực tế giúp ích cho quá trình làm việc về sau.

4. Không lười biếng

Sau tất cả, nếu muốn có được thành công, có cho mình một công việc tốt, ổn định lâu dài thì bạn phải tránh xa căn bệnh “lười biếng”. Trong quá trình học tập cũng như làm việc, tân cử nhân cần phải chủ động học hỏi, nâng cao kỹ năng cho bản thân để thích nghi với môi trường công việc. Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay bất cứ điều gì. Bản thân không chiến thắng được sự lười biếng, ỷ lại của chính mình thì bạn sẽ thua cuộc ở mọi mặt trận chứ không riêng gì vấn đề tìm kiếm việc làm.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *