Tuyển chọn người tài giữa “đám đông” bằng cách nào?

Nếu ứng viên của bạn từ chối làm những công việc “ngoài trách nhiệm” hoặc “ dưới trình độ” thì đây là những ứng viên không mấy tích cực cống hiến trong công

Trong quá trình phỏng vấn, rất khó để chỉ trong 30 phút có thể nhận biết được đâu là ứng viên tài giỏi. Bởi vì tất cả ứng viên đều tương tự nhau, họ đều thể hiện một điểm giống nhau đó chính là: sự khác biệt. Ai cũng muốn tạo ra sự khác biệt để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để nhận biết được rằng đâu là sự khác biệt tích cực và đâu là sự khác biệt tiêu cực giữa các ứng viên?

1. Sự khác biệt tích cực – đối với những ứng viên tài giỏi

Thể hiện
Có một điểm rất dễ nhận ra đó là những ứng viên xuất sắc có thể họ không tự tin lắm vào bản thân mình, nhưng khi trao đổi về các vấn đề công việc thì họ lại hoàn toàn ngược lại. Họ làm chủ và hiểu được những gì họ cần, họ muốn thể hiện và muốn nhà tuyển dụng thấu hiểu.

Những ứng viên xuất sắc là những ứng viên luôn truyền lửa cho bản thân mình và những người xung quanh. Họ có khả năng làm việc hiệu quả và đạt được chất lượng công việc tối đa trong khoảng thời gian ít ỏi nhất.

Bạn có thích họ không? Nếu như bạn không thích họ, có thể là đội của bạn cũng sẽ không thích họ. Do đó, sẽ rất khó khăn nếu như bạn phải làm việc với một người mà bạn không thích và không có thiện cảm. Cả hai sẽ cùng nhau làm trì hoãn công việc và không đem lại kết quả tốt nhất.

Kiến thức nền tảng
Bạn nghĩ rằng những người có kiến thức nền tảng tốt và có kinh nghiệm lâu năm đều là những người tài giỏi thích hợp với vị trí của công ty. Sự thật, ai cũng có thể tự mình nghiên cứu công việc mình cần phải làm và công ty mình ứng tuyển trước khi tham gia phỏng vấn, quan trọng là ai là người thể hiện sự quan tâm nhất đến vị trí đang ứng tuyển mà thôi.

Bạn không phải đặt quá nhiều câu hỏi
Những ứng viên xuất sắc luôn tự triển khai câu trả lời của mình tốt nhất để bạn có thể chỉ cần hỏi một câu mà đã hiểu hết tất cả vấn đề, không cần phải đặt lại câu hỏi nữa. Họ tự tin sắp xếp và trả lời những câu hỏi đủ để bạn cảm thấy mình được cung cấp đầy đủ thông tin và không có thông tin nào thừa thải: kế hoạch dài hạn, ngắn hạn của họ, cơ hội họ nhìn thấy được từ vị trí hiện tại đang ứng tuyển, tại sao họ rời bỏ công ty cũ để đi đến vị trí mới? Họ tự tin chủ động chia sẻ mọi vấn đề trên với bạn mà không cần bạn phải hỏi nhiều.

Buổi phỏng vấn kéo dài
Một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đã tìm được người thích hợp đó chính là buổi phỏng vấn của bạn kéo dài. Bạn thích nói chuyện và phỏng vấn ứng ứng viên, bạn muốn nghe những chia sẻ và kinh nghiệm từ họ, bạn tiếc nuối khi buổi phỏng vấn kết thúc, thì lúc đó hãy cân nhắc nhé, có thể bạn rất thích ứng viên này.

Một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đã tìm được người thích hợp đó chính là buổi phỏng vấn của bạn kéo dài
Giữ liên lạc khéo léo
Rất nhiều ứng viên sau khi kết thúc phỏng vấn vẫn rất khéo léo giữ liên lạc với bạn. Sẽ có người tìm những nội dung thú vị và hữu ích cho nhà tuyển dụng. Sẽ có người viết email chia sẻ lại những gì họ đã được học hỏi, đúc kết từ sau buổi phỏng vấn, tất cả sẽ được tóm tắt ngắn gọn thể hiện sự tôn trọng và khao khát được gắn bó với vị trí ứng tuyển của ứng viên.

2. Khác biệt tiêu cực – đối với những ứng viên không phù hợp

Tần suất đổi việc cao
Sự khác biệt này cũng đáng để xem xét nếu như ứng viên của bạn nhảy việc quá nhiều lần. Ví dụ trong 5 năm liền họ đã nhảy việc mất 5 lần. Nếu như ứng viên của bạn nhảy việc quá nhiều lần thì bạn nên tìm hiểu đến người tham khảo hoặc những người đã quản lý họ vào thời gian trước đó. Hoặc nghỉ việc mà không có lý do thì cũng không cần thiết phải xem xét trường hợp này. Đây là những người không kiên định với công việc do đó họ thường mang lại những rủi ro cao. Chính vì vậy, hãy hỏi rõ ràng người ứng tuyển vì sao họ lại có thời gian nhảy việc nhiều đến như vậy để xem xét cụ thể hơn.

Không sẵn sàng dấn thân
Nếu ứng viên của bạn từ chối làm những công việc “ngoài trách nhiệm” hoặc “ dưới trình độ” thì đây là những ứng viên không mấy tích cực cống hiến trong công việc, họ là người rất khó quản lý về lâu dài. Có thể thấy, đây là người thường xem trọng bản thân , có khuynh hướng giao việc cho người khác nhiều hơn nếu như họ có quyền hành và không tự mình làm việc đó.

Thiếu kiểm soát thái độ và cảm xúc
Họ là những người chi phối bởi cảm xúc sẽ rất khó làm việc trong môi trường áp lực. Nếu ứng viên của bạn là người sống quá sâu sắc về mặt tình cảm đôi khi sẽ mang đến trạng thái mệt mỏi cho đội của bạn về lâu về dài, do đó hãy cân nhắc những ứng viên này.

Những ứng viên ích kỉ
Điều này rất khó để nhận ra ở ứng viên chỉ trong khoảng 30 phút phỏng vấn. Tuy nhiên, đặt vào một số trường hợp, bạn cũng dễ dàng nhận biết được rằng đâu là ứng viên ích kỉ hay không. Ví dụ, hãy yêu cầu họ kể về những thành công gần đây nhất của họ cùng thực hiện với bạn bè hoặc nhóm. Những người biết chia sẻ công lao là những người rất có tinh thần đồng đội. Ngược lại, họ là những kẻ ích kỉ. Hãy thử xem ứng viên của bạn sẽ kể về bản thân họ nhiều hơn hay về chiến tích của cả đồng đội nhiều hơn. Một ứng viên có thể sẵn sàng chia sẻ cùng với đồng đội, không ích kỉ, độc đoán mới thật sự là một ứng viên bạn cần.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *